Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lí mãn tính về xương khớp, tuy bệnh không gây tử vong nhưng làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết và điều trị thế nào?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính. Hệ thống miễn dịch của người bệnh bị rối loạn và tấn công vào chính các mô của cơ thể gây viêm, sưng, đau và xơ cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là độ tuổi từ 30-50 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn ở nam giới và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các triệu chứng xuất hiện và phá hủy chủ yếu ở khớp gối, khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp lưng. Ngoài ra còn làm tổn thương ảnh hưởng đến các cơ quan khác như mắt, tim, phổi, mạch máu và da.

đau nhức khớp tay
Các cơn đau của viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên các nhà khoa học xác định nó có liên quan đến nhiễm khuẩn, virus, cơ địa và rối loạn đáp ứng miễn dịch. Các tế bào miễn dịch tấn công vào màng bao quanh khớp làm dày lớp màng, dẫn đến tình trạng viêm, sưng đau, phá hủy khớp, lâu ngày các dây chằng nối các khớp với nhau cũng bị kéo dãn dẫn đến các biến dạng khớp.

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Đau khớp với tính chất đối xứng

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp dạng thấp là đau ở khớp. Viêm khớp dạng thấp thường tấn công các khớp nhỏ hơn trước, từ cổ tay đến ngón chân, khiến chúng đau đỏ, nóng, sưng. Ngược lại trong viêm xương khớp, các khớp chịu trọng lượng lớn hơn như hông và đầu gối thường có thiệt hại nặng nhất.

đau khớp bàn tay
Viêm khớp dạng thấp thường tấn công các khớp nhỏ như khớp bàn tay, ngón tay (Nguồn: Internet).

Đau khớp do viêm khớp dạng thấp thường kéo dài hơn một tuần. Có thể sẽ là đau kiểu đối xứng, có nghĩa là cả 2 bàn tay, 2 bàn chân, 2 đầu gối hoặc 2 mắt cá chân sẽ bị ảnh hưởng cùng một lúc.

Cứng khớp buổi sáng

Một đặc điểm khác của viêm khớp dạng thấp là cứng khớp vào buổi sáng. Các triệu chứng đau xương khớp thường giảm trong khoảng nửa giờ nhưng chứng cứng khớp do viêm khớp dạng thấp sẽ kéo dài lâu hơn.

cứng khớp
Cứng khớp buổi sáng là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp (Nguồn: Internet).

Khóa khớp

Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải các triệu chứng khóa khớp, đặc biệt là ở đầu gối và khuỷu tay. Điều này xảy ra bởi vì có rất nhiều gân xung quanh khớp bị tổn thương và khớp không thể uốn cong, có thể dẫn đến các u nang phía sau đầu gối phồng ra và ức chế chuyển động.

Triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với rách sụn khớp, chấn thương khớp gối thường gặp trong thể thao.

Khó lành các vết thương

Các chấn thương về xương khớp, chẳng hạn như mắt cá chân bị bong gân,… khó chữa lành, có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp và có thể chính viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân gây ra các đau đớn và chấn thương đó. Điều này phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi, Lisa A. Mandl, MD, MPH, trợ lý tham gia nghiên cứu bệnh thấp khớp tại Bệnh viện Phẫu thuật Đặc biệt tại Thành phố New York cho biết.

Tê hoặc ngứa ran ở tay

Một triệu chứng của viêm khớp dạng thấp là hội chứng ống cổ tay, được biểu hiện bằng cảm giác ngứa ran ở cổ tay và bàn tay. Điều xảy ra do là sưng ở cánh tay dẫn đến chèn ép các dây thần kinh đi vào cánh tay. Thường xuất hiện nặng hơn vào ban đêm.

Vấn đề về mắt

Những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ mắc hội chứng Sjogren, một rối loạn tự miễn dịch có thể gây khô mắt, miệng, mũi, họng hoặc da do viêm ngăn chặn các tuyến tiết ra độ ẩm. Điều này có thể xảy ra ngay cả trong giai đoạn đầu của bệnh.

khô mắt
Một vài vấn đề về mắt như khô mắt cũng là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp (Nguồn: Internet).

Hầu hết những người bị khô mắt đều tìm đến bác sĩ mắt để tìm hiểu nguyên nhân, bạn nên nói với bác sĩ về các triệu chứng khác mà bạn gặp phải ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

Hạt dưới da

Đây là những khối u cứng phát triển dưới da gần các khớp bị ảnh hưởng, không đau, cứng và không di động. Thường xuất hiện ở phía sau khuỷu tay, và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng xuất hiện nhiều ở những người bị viêm khớp dạng thấp tiến triển, nhưng đôi khi xuất hiện ở giai đoạn sớm hơn.

Ngoài ra, các triệu chứng trên còn thường xuất hiện kèm một số triệu chứng ngoài khớp và toàn thân khác như: da và viêm mạc nhợt nhạt, thường xuyên mệt mỏi, chán ăn mất ngủ, sút cân, viêm mao mạch, khớp lỏng lẻo…

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lí mãn tính, hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị viêm khớp dạng thấp là điều trị giảm triệu chứng cho bệnh nhân, giảm sự tiến triển của bệnh, ngăn chặn các biến chứng, giúp người bệnh có thể sinh hoạt dễ dàng hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị sớm viêm khớp dạng thấp có thể giúp giảm các triệu chứng và giảm các biến chứng cho người bệnh. Hiện nay điều trị viêm khớp dạng thấp có dùng thuốc kết hợp cùng các biện pháp hỗ trợ như: vật lí trị liệu, các bài tập cho xương khớp,…Các thuốc được sử dụng điều trị viêm khớp dạng thấp được gọi là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD). Các thuốc này hầu hết làm giảm quá trình phá hủy sụn và xương: NSAID, steroid, methotrexate, leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine), thuốc sinh học,…

Tuy nhiên, khi bệnh trong giai đoạn nặng, việc sử dụng thuốc không mang lại kết quả, không ngăn chặn được quá trình phá hủy xương khớp, lúc này sẽ bắt đầu can thiệp bằng phẫu thuật cắt bỏ hoặc chỉnh sửa các khớp bị hư hỏng.

biến dạng khớp
Biến dạng khớp bàn tay ở người viêm khớp dạng thấp (Nguồn: Internet).

Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ viêm khớp dạng thấp cần tìm gặp bác sĩ để khám và đưa ra chẩn đoán chính xác. Điều trị sớm viêm khớp dạng thấp rất có ý nghĩa trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh.

viêm khớp dạng thấp
Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm khớp dạng thấp cần tìm gặp ngay bác sĩ (Nguồn: Internet).

Khám bệnh khớp ở đâu uy tín?

Địa chỉ khám bệnh khớp Hà Nội uy tín

1. Bệnh viện Bạch Mai

2. Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Địa chỉ khám bệnh khớp ở Đà Nẵng uy tín

1. Bệnh viện Đà Nẵng

2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Địa chỉ khám bệnh khớp ở Thành phố Hồ Chí Minh uy tín

1. Bệnh viện Từ Dũ

2. Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

Hi vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Hãy tiếp tục ủng hộ và theo dõi BlogAnChoi bạn nhé!

Xem thêm

Giải đáp 11 thắc mắc về bệnh viêm gan B thường gặp

Viêm gan B là một trong những căn bệnh quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó, và thường có những lầm tưởng về căn bệnh này. Hãy cùng BlogAnChoi giải đáp 11 câu hỏi thường gặp về viêm gan B nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận